IELTS- Reading tips

Ăn trộm từ chỗ khác =))

Mặc dù đã có rất nhiều bài chia sẻ về mảng Reading nhưng nhiều bạn vẫn còn lấn cấn với cái môn “khó nuốt, nhiều từ mới” này. Vì vậy mình cũng muốn đóng góp thêm một vài tips khi làm bài Reading. Bài của mình và bài của bạn Minh Hoa, bạn Thảo là hỗ trợ lẫn nhau nhưng có thể có những cái khác nhau, đơn giản là vì cách học của mỗi người khác nhau. Ngay cả khi bạn đọc tips của mình hay của bất kì cuốn sách nào khác, bạn cũng đừng vội cho rằng đó là cách làm chân lý. Không có gì là chân lý. Chỉ cần bạn thấy điều đó, phương pháp đó phù hợp với bạn thì đó là vũ khí của bạn. 

Vũ khí đầu tiên của bạn là cảm giác (hoặc có thể xem là sixth sense). Giác quan thứ 6 này không phải để bạn đoán trước tương lai mà để bạn cảm nhận bài đọc, ngôn ngữ và những trò lừa đảo của IELTS. Như rất nhiều bạn đã đề cập, đối với IELTS Reading thì trò lừa đảo chính là sử dụng synonyms. Vì vậy bài học đầu tiên đối với thí sinh IELTS là:

“Nếu từ trong câu hỏi và trong bài học giống nhau hoàn toàn thì hãy cẩn thận. Chắc chắn có một trò lừa gì đó ở đây.”

Thứ hai, khi so sánh câu hỏi và bài đọc hoặc dùng những từ trong câu hỏi để scan bài đọc, bạn phải biết rằng mình đang tìm từ đó HOẶC synonyms của nó. Thỉnh thoảng nó còn dùng cả antonyms. Với tư tưởng đó, bạn luôn luôn ALERT mình trước những từ có synonyms. Như vậy loạt hoạt động từ đồng nghĩa academic của bạn Hoa cũng rất có ích cho môn đọc. Có những từ rất đơn giản như “before” mà mình tìm hoài cũng không ra vì nó đã thay bằng “prior”.

Cảm giác là một thứ có thể luyện tập được nhưng đòi hỏi bạn phải thực sự chú tâm và nhận thức được rằng bạn đang luyện “cảm giác đọc”. Dựa vào cảm giác đọc, bạn không chỉ nhận biết được từ khóa (key words), cảnh giác trước những synonyms mà còn đoán được phần nào những mánh khóe lừa đảo của người ra đề.

Như vậy làm thế nào để luyện cảm giác đọc. Đó không chỉ là đọc nhiều mà còn phải ĐỌC, HỎI VÀ NGHIỀN NGẪM. Hỏi điều gì? Bạn đọc, làm bài, dò đáp án, và hãy tự hỏi VÌ SAO MÌNH SAI? VÌ SAO MÌNH ĐÚNG? Nếu như bạn làm đúng là nhờ bạn đã nhận biết được trò lừa đảo của người ra đề, đừng ngủ quên trên chiến thắng mà hãy nghiền ngẫm thật kĩ câu hỏi đó, trò lừa đảo đó. Còn nếu bạn làm sai, hãy dò lại thật kĩ vì sao mình sao? Do không hiểu câu hỏi? Do bạn scan không đúng chỗ? Do bạn hiểu sai bài đọc? Do bạn không để ý synonyms? Vì sao và vì sao? Hãy hỏi đến khi có được câu trả lời thỏa đáng. Nếu bản thân vẫn chưa thể trả lời được, hãy hỏi thầy cô hay bất cứ ai có đủ trình độ để giải đáp. Sau đó hãy nghiền ngẫm để không mắc lại lỗi đó nữa.

Bên cạnh phương pháp thông dụng trên, bạn có thể kết hợp với một phương pháp khác là: LÀM 1 BÀI READING 2 LẦN. Vì sao lại làm 2 lần? Tất nhiên đây không phải là kiểu “gà đề”, chúng ta không làm đi làm lại bởi vì đề thi sẽ cho ra giống như vậy. Mà bạn làm lại để biết được mình có nắm vững các mánh khóe của nó chưa? Có mắc lại sai lầm cũ không? Một điều thú vị là có thể bạn sẽ không mắc lại lỗi cũ nhưng sẽ mắc lỗi mới. Như vậy việc làm lại một bài Reading sẽ giúp bạn NGHIỀN NGẪM kĩ hơn các tips và tricks. Chú ý: khoảng cách giữa 2 lần làm bài nên là 2 tuần trở lên.

Trong thời gian luyện tập “cảm giác đọc”, bạn cũng nên đồng thời luyện các bước làm bài cho nhuần nhuyễn. Khi bạn đã nhuần nhuyễn rồi thì vào phòng thi bạn sẽ đỡ căng thẳng, lúng túng hơn. Đây chính là vũ khí thứ 2 của mình, nằm trong một quyển sổ nhỏ nơi mình ghi lại cách làm từng dạng bài Reading và những điều cần lưu ý. Vì đây là phương pháp phù hợp nhất với mình nên mình áp dụng nó trong mọi bài Reading khi tự luyện ở nhà. Mình luyện đến khi thật nhuần nhuyễn các bước làm bài mới có thể tự tin đi thi.

Bước làm bài chung áp dụng cho hầu hết dạng bài Reading là:

  1. Đọc câu hỏi
  2. Gạch dưới keywords
  3. Dò keywords trong bài đọc (chú ý synonyms)
  4. Đánh dấu đoạn văn/câu cần đọc để trả lời câu hỏi (đánh dấu bằng cách nhanh nhất, ko gạch dưới sẽ rất mất thời gian)
  5. So sánh lại với câu hỏi và đưa ra câu trả lời
  6. Nếu không trả lời được trong 2′, skip câu hỏi đó và chuyển sang câu kế tiếp. Việc ngần ngừ ở 1 câu quá lâu sẽ khiến bạn không kịp thời gian làm những câu còn lại. Lần đầu tiên mình đi thi, mình đã không kịp trả lời 5 câu cuối, chỉ đoán đại và viết vội trong khi mình nhận thấy rằng đó là 5 câu “cho không”, có nghĩa là rất dễ kiếm điểm.

Cách làm với từng dạng bài:

Matching Headings

  • Đọc câu hỏi. Thông thường số lượng headings luôn nhiều hơn số paragraphs nhưng hãy chú ý xem nó có câu “You may use any headings more than once” hay không. Nếu có thì bạn có thể sử dụng 1 heading đến 2 lần.
  • Đọc 1 lượt các headings để nắm được nội dung toàn bài nói về cái gì. Bạn có thể loại bỏ những headings có vẻ vô duyên (dựa vào cảm giác). Tuy nhiên sự loại bỏ này chỉ có xác suất đúng là 50% thôi nhé.
  • Sau đó bạn quay lại đọc từng paragraph, tìm topic sentence/ý chính của đoạn. Topic sentence và ý chính khác nhau thế nào? Topic sentence là một câu chủ đề, có thể nằm ở đầu hoặc cuối đoạn. Tuy nhiên không phải khi nào cũng có topic sentence bày ra sẵn cho chúng ta ăn 1 cách dễ dàng. Nó có thể bị ẩn đi hoàn toàn. Đó là lúc chúng ta tìm ý chính. Ý chính của đoạn là những từ quan trọng, những từ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Những câu nêu lên kết quả, bắt đầu bằng As a result, Consequently, Therefore có thể là ý chính của đoạn. Nếu bạn cho rằng cái được nói đến dài nhất là ý chính của đoạn thì hãy coi chừng, đó có thể chỉ là ý phụ mà thôi. IELTS is tricky!
  • Lưu ý: Câu Topic Sentence có thể bị paraphrased hoàn toàn trong khi ý phụ bị paraphrased nửa vời mà thôi.
  • Bạn có thể dựa vào các từ nối để xác định Topic Sentence.
  • Trong trường hợp bạn bị confused và định chọn 1 heading cho 2 paragraphs trong khi đề bài không có câu “you may use any headings more than once” thì hãy chọn như vậy. Bởi vì bạn sẽ có được ít nhất 1 câu đúng.

YES/NO/NOT GIVEN hoặc TRUE/FALSE/NOT GIVEN

  • Đầu tiên, đây không phải là 1 dạng bài quá khó. Chỉ đơn giản là nó dùng nhiều thủ thuật và mẹo. Câu hỏi không quá khó hiểu. Bài đọc cũng vậy. Cái quan trọng là khi bạn so sánh giữa câu hỏi và bài đọc bạn so sánh được những điểm giống và khác nhau của nó. Nếu giống hoàn toàn thì là YES/TRUE. Nếu không giống/trái nghĩa thì là NO/FALSE. Còn thiếu thông tin thì là NOT GIVEN
  • Phương pháp: Chia nhỏ câu hỏi. Tương tự như khi bạn chơi trò tìm điểm khác nhau, nếu bạn nhìn vào toàn bộ bức tranh, bạn sẽ bị loạn cào cào và không phân biệt được những điểm khác nhau. Còn nếu bạn chia nhỏ bức tranh ra, nhìn vào từng phần của bức tranh thì sẽ thấy ngay những điểm khác nhau. Vì vậy mình thường chặt khúc câu hỏi theo quy tắc sau: noun/noun phrase, verb, adj, adv/adverbial phrase.
  • Đối chiếu từng phần của câu hỏi với bài đọc nhưng chú ý câu hỏi là chuẩn so sánh. Bạn dưạ vào câu hỏi để đưa ra đáp án chứ không dựa vào bài đọc. Vì sao lại như vậy? Hãy xem ví dụ của mình để dễ hiểu hơn.

Question: Motorbike sales rose over the period.

Reading Passage: There was a rapid increase in motorbike sales over the period.

Câu trả lời là True. Chắc sẽ có bạn la vì sao lại là True khi thiếu chữ RAPID, phải là NOT GIVEN chứ.

Mình xin nhắc lại, câu hỏi là chuẩn so sánh. Như vậy chỉ cần bài đọc có các ý câu hỏi nêu thì nó là

TRUE/YES. Bài đọc dư thông tin, ko sao. Nhưng nếu câu hỏi dư thông tin thì sao?

Thử đổi ngược lại:

Question: There was a rapid increase in motorbike sales over the period

Reading Passage: Motorbike sales rose over the period.

Câu trả lời là NOT GIVEN bởi vì chuẩn so sánh là câu hỏi đã dư thông tin so với bài đọc.

  • Khi đối chiều từng phần của câu hỏi (đã bị chặt khúc), bạn hãy làm theo quy tắc sau: phần nào giống bỏ qua, phần nào thông tin đáng nghi ngờ (có vẻ khác bài đọc hoặc ko dc đề cập tới) thì đánh dấu lại (khoanh tròn goặc gạch dưới).

Khi xét những phần nghi ngờ này, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Trả lời là NO/FALSE khi: có sự mâu thuẫn (1 bên xác định, 1 bên phủ định) hoặc bổ ngữ cho động từ khác nhau (modal verb, adv, adverbial phrase/clause) hoặc khác nhau về số, tính từ, danh từ, động từ, thời gian.

Vd: Question: He will arrive in November.

Reading Passage: He will not arrive in November.

Mâu thuẫn nhau nên câu trả lời là FALSE.

VD: Question: We used to stay in a flat.

Reading Passage: We used to own a flat.

Câu trả lời phải là False (đây là fact) vì stay và own mang 2 nghĩa khác nhau.

  • Ngoài ra bạn cần chú ý cả những từ mang nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp như: All, almost, Most of, Always, Never, Hardly, Unique, Only. Có thể ý của câu hỏi và bài đọc giống nhau hết nhưng nếu câu hỏi có những từ này còn bài đọc không có thì câu trả lời phải là NO/FALSE.
  • Một loại từ đáng lưu ý nữa là những từ chỉ khả năng và modal verbs: Probably, Possibly, Can, May, MUST, Should.

VD:

Widely popular in Asia, the guava is little known in Western countries, although it is both delicious and nutritious, with a very high Vitamin C, its pear-like crunchy flesh is best eaten unripe.

  1. The guava/ is widely popular/ in Asia. –> True
  2. Guavas/ must be eaten/ unripe. –> Đề bài nói là best eaten unripe. Câu hỏi là must. -> False
  3. Guavas/ are unknown/in Western countries. -> False vì không có Western countries.
  4. Guavas/ are usually /eaten /for breakfast. -> Not given vì không có breakfast.
  5. Guavas/ are often/ eaten /with a bit of salt. -> Not given vì không có đề cập tới salt.

Một số bài tập căn bản luyện Yes/No/Not given hoặc True/False/Not Given:

Exercise 1:

Are the statements below True, False or Not given according to the paragraph.

The banana comes in all kinds of sizes and shapes. Its plant, which may reach eight metres in height, bears big hanging purple flowers, and almost every part of it is useable.

  1. You can use every part of a banana.
  2. Some banana trees grow over eight metres high.
  3. The flowers on a banana tree are big and purple.
  4. Bananas are very delicious.
  5. Bananas have a standard size and shape.

Exercise 2:

Are the statements below True, False or Not given according to the paragraph?

Research indicates that, if adults and children are given the same amount of time to learn a foreign language, it is the adults who will be more successful, with the possible exception of achieving a native-like pronunciation.

  1. Adults enjoy learning foreign languages more than children do.
  2. Foreign languages are difficult to learn.
  3. There has been extensive research into the learning of foreign languages.

Exercise 3:

Are the statements below True, False or Not given according to the paragraph?

The Olympic Games is an international sport festival that began in ancient Greece. The original Greek games were staged every fourth year for several hundred years until they were abolished in the early Christian era.

The revival of the Olympic Games took lace in 1896 and since they have been staged every four years, except during World War I and World War II – 1916, 1940, 1944).

Perhaps the basic difference between the ancient and modern Olympics is that the former were the ancient Greeks’ way of saluting their gods, whereas the modern Games area manner of saluting the athletic talents of citizens of all nations. The original Olympics featured competition in music, oratory and theatre performances as well. The modern Games have a more expansive athletic agenda, and for two and a half weeks they are supposed to replace the rancour of international conflict with friendly competition. In recent times, however, that lofty ideal has not always been attained.

  1. The ancient Olympics lasted for several hundred years.
  2. The modern Olympics have been held every four years since 1896.
  3. The ancient and modern Olympics have the same basic aim.
  4. The ideal of the modern Games has not been achieved.

Exercise 4:

Are the statements below True, False or Not given according to the paragraph?

Research indicates that if adults and children are given the same amount of time to learn a foreign language, it is the adults who will be more successful, with the possible exception of achieving a native-like pronunciation.

  1. Adults find it easy to learn foreign languages.
  2. The issue of whether adults or children learn foreign languages more successfully has been researched.
  3. It has been concluded that children are more successful than adults at achieving a native-like pronunciation in a foreign language.

Exercise 5:

Are the statements below True, False or Not given according to the paragraph?

Despite the dazzling of shape and colour among insects, they all share three fundamental characteristics in common. They are made up of three components parts. All are invertebrates, that is, they have no backbone. And, finally, all have six legs.

  1. Insects are often very different in their shape and colour.
  2. All insects share the same shape and colour.
  3. Insects are a vital part of the environment.
  4. Insects have no backbone.
  5. Insects share many of the same characteristics as other animals.

(Bài tập lấy từ Focusing on IELTS: Reading and Writing Skills)

Các bạn hãy reply câu trả lời của mình cho những bài tập trên để chúng ta chùng thảo luận, bới móc những mánh khóe, mẹo vặt của IELTS nhé.

To be continued.

PHẦN HAI – CHINH PHỤC THỬ THÁCH

Như mình đã nói ở đầu, mình không phải là chuyên gia IELTS và thực sự là thi IELTS một cách rất ngẫu hứng, chứ không đọc và làm theo sách luyện thi nào cả. Cho nên, có chỗ nào thiếu sót hay sai lầm, mong các sư huynh, sư tỉ góp ý và đính chính. Dưới đây, mình xin mạn phép chia sẻ với các bạn những gì mình cho là nên/không nên làm trong hôm thi, dựa trên kinh nghiệm xương máu của bản thân:

LƯU Ý CHUNG

1. Nên gây ấn tượng với giám thị ngay từ đầu bằng cử chỉ và ngôn ngữ:

+ Nên giữ tư thế ngồi thoải mái từ đầu đến cuối

+ Nên giữ trao đổi bằng ánh mắt với giám thị (không nhìn chằm chằm)

+ Nên nói chậm rãi, từ tốn

+ Nên dùng một số câu/cụm từ hàng ngày (có thể không liên quan trực tiếp đến bài nói). VD: “pretty,” “amazing,” “absolutely,” “a little bit,” và những từ khác.

+ Không nên khua chân múa tay quá nhiều nếu không cần thiết

+ Không nên nói quá điệu (âm gió, âm “s” lung tung…)

+ Không nên dùng những từ hoa mỹ mà chính mình còn không chắc chắn. Ý nào khó diễn đạt thì nên tìm đến những cách diễn đạt (gần) tương đương. VD: muốn diễn đạt “bận tối mắt tối mũi” thì thay vì “I am truly up to my eyes” thì có thể nói: “B/c of my hectic schedules, I don’t have much time to hang out with my friends.”

+ Không nên học tủ, hoặc nếu học cũng phải cho thấy sự tự nhiên (Không nên dùng những templates sáo rỗng như “I am enthusiastic about”…) 2. Trong quá trình phỏng vấn:

+ Cố gắng nghe thật kỹ và nắm bắt được ngay ý câu hỏi của người phỏng vấn, tránh tình trạng trả lời lạc đề (chắc sẽ bị trừ điểm nặng!)

+ Với mỗi câu hỏi chỉ nên trả lời bằng 1-2 câu văn, không rườm rà, lan man. VD: “Where do you come from?” “What is your home like?” “What do you do in your spare time?”

+ Nhất quyết không được có những khoảng lặng dài. Nếu muốn có thời gian suy nghĩ thì có thể đưa vào một số câu đưa đẩy kiểu “Well, I haven’t thought of that yet,” “I mean,” và “you know.” Nhưng không nên lạm dụng.

+ Khi nói, nên sử dụng tất cả các thời (đặc biệt ưu tiên thời quá khứ đơn và hiện tại tại hoàn thành), các cấu trúc giả định/điều kiện,…mà mình biết, nhằm cho thấy sự đa dạng trong việc vận dụng kiến thức ngữ pháp. VD: “used to,” “have been”

+ Không nên dùng những từ quá đao to búa lớn. Nếu dùng thì trước đó đã phải biết chắc chắn sắc thái ý nghĩa (sense) của nó (dựa vào Oxford)

+ Cố gắng đọc chuẩn từng từ (đặt mình vào vị trí của người phỏng vấn xem liệu mình đọc đã đúng chưa, liệu người ta có hiểu ý mình nói không). VD: “cement,” “controversy,” “university,” “career,”

LƯU Ý CHO TỪNG PHẦN ĐƠN LẺ

1. Phần Personal Interviews:

+ Trả lời súc tích (1-2 câu), rành mạch, nhưng không quá ngắn kiểu “Yes,” “No.”

+ Không dùng những cấu trúc “sáo” như “I am enthusiastic about…” “I have a penchant for” nếu cảm thấy không tự tin khi sử dụng.

+ Một số câu hỏi có thể dự đoán trước: Where do you come from? Tell me about your studies? What do you plan to do in 2-5-10 years? How do you go to school? Do you like reading? Which TV program do you like the most? What kind of food do you like? …

2. Phần Speech:

+ Ngay khi nhận được tờ đề, gạch chân key words để nói có trọng tâm hơn

+ Xác định ngay thời của động từ sẽ dùng xuyên suốt (Hôm mình thi được hỏi câu “Describe an object that you WOULD buy if you HAD enough money.” (điều kiện loại 2) —> dùng Giả định (Subjunctive) xuyên suốt!)

+ Gạch ý ngắn gọn nhưng phải thật khoa học. Dùng luôn gợi ý trong đề bài cho nhanh (Where, What, When…), nhưng không quá cứng nhắc bám sát vào các gợi ý đó – thiếu một hai ý (When/where…) cũng không sao. Tất cả những thông tin giới thiệu (nó là cái gì/nó như thế nào…) về điều định nói phải được co gọn lại trong khoảng 2 câu! Phần còn lại nên được giành cho việc nêu ý nghĩa/lý giải…của cái đang thảo luận.

+ Nói rõ ràng, rành mạch (có thể nhìn xuống tờ giấy nếu muốn), dùng liên từ nếu cần.

3. Phần Discussion:

+ Không nên cố dự đoán đề từ task 2 —–> việc này sẽ tạo tâm lý hoang mang không cần thiết!

+ Điều quan trọng nhất ở phần này là bắt được ý hỏi của người phỏng vấn và trả lời theo! Phần này mình sẽ bị quay như chong chóng, nên khi giám thị hỏi mình phải cố gắng bật lại ngay —> ghi điểm

+ Đối với những câu hỏi đặc biệt (Wh-, How) nên trả lời dài một chút (tầm 3-4 câu), xoáy vào từ để hỏi (Wh-, How) để tránh lạc đề

+ Đối với những câu hỏi đoán, có thể trả lời ngắn gọn nhưng cũng không được dùng “Yes,” “No.” Nếu ù tai không nghe thấy gì có thể dùng trick sau: “Well, I suppose so, yeah.”/“Well, I suppose the answer to this question depends on specific situations and on each individual.” (Cái trick này mình chưa kiểm nghiệm, nhưng mình nghĩ khi rơi vào hoàn cảnh này bạn hoàn toàn có thể dùng. Điều quan trọng nhất ở đây, theo mình, là đảm bảo tính tự nhiên khi nói chuyện với giám khảo.)

Hi vọng những dòng trên của mình phần nào giúp các bạn ứng phó với bài thi nghe/nói của IELTS một cách dễ dàng hơn. Mình xin kết thúc bài chia sẻ này bằng một câu nói tuy không mới nhưng không hề lỗi thời mà mình vô cùng tâm đắc: “Không có phương pháp học tốt nhất giành cho tất cả mọi người, mà chỉ có phương pháp học hiệu quả nhất đối vời từng cá nhân cụ thể.” Chúc các bạn may mắn, Hiếu

Leave a comment